TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

  1. CHI NHÁNH
    • A. Thành phần hồ sơ
      1- Thông báo lập chi nhánh (do chủ doanh nghiệp ký) (mẫu quy định);
      2- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
      (mẫu tham khảo)  
      3- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh:
      3.1- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

      3.2- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
      4- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác nếu chi nhánh hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề  (Danh sách một số ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề);
      5- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
      6- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
      7- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (
      mẫu tham khảo).
      B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

  2. ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
    • A. Thành phần hồ sơ
      1- Thông báo lập địa điểm kinh doanh (do chủ doanh nghiệp ký) (mẫu quy định);
      2- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
      3- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
      4- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (
      mẫu tham khảo)

  3. THÀNH LẬP MỚI
    • (Quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 Luật Doanh nghiệp; Điều 13,14,15,16

      Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)

      TÊN DOANH NGHIỆP là hình ảnh, đồng thời là tài sản tạo nên thương hiệu công ty, giúp đối tác có thể tìm kiếm dễ dàng và chính xác, thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển, do đó, bạn cần chú ý khi đặt tên tránh sai phạm, nhầm lẫn, và tranh chấp phát sinh về sau.

      Trước khi quyết định đặt tên nào đó cho doanh nghiệp, cần kiểm tra tên doanh nghiệp dự kiến có trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký.

      Quy tắc đặt tên:

      Tên doanh nghiệp bằng tiếng việt:

      + TÊN DOANH NGHIỆP phải viết được bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

      TÊN DOANH NGHIỆP = “Loại hình doanh nghiệp” + “Tên riêng của doanh nghiệp”

      Ví dụ: Có thể đặt tên doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp tư nhân  Thương mại Hoàng Anh”; “Công ty TNHH New Life 123”

      + Chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.  

      Ví dụ: Có thể đặt tên doanh nghiệp như sau: “Công ty cổ phần Du lịch lữ hành Quốc Thái” nếu doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh “Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh lữ hành du lịch”.

      Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt:

      + Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài được dịch từ tên tiếng Việt tương ứng. Tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

      Ví dụ: “Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Hy Vọng” có thể sử dụng tên tiếng Anh là: “Hope Investment Consulting and Construction Designing Company Limited” hoặc “Hy Vong Investment Consulting and Construction Designing Company Limited”

      + Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

      Ví dụ: “Hope Investment Consulting and Construction Designing Company Limited” có thể viết tắt là “Hope Co.,Ltd ”.

      Hoặc “Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Hy Vọng”có thể viết tắt là “Công ty TNHH Hy Vọng”.

  4. THAY ĐỔI
  5. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN​​​​​​​​​​​​​​
    • A. Thành phần hồ sơ
      1- Thông báo lập văn phòng đại diện (do chủ doanh nghiệp ký) (mẫu quy định)
      2- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện (mẫu tham khảo)  
      4- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện:
      4.1- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

      4.2- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
      5- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
      6- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
      7- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (
      mẫu tham khảo)